Quy trình vận chuyển mực nhảy đến tay khách hàng

Trong bài viết trước, bạn đã biết được những khó khăn khi vận chuyển mực nhảy. Đó cũng là lí do vì sao đặc sản mực nhảy chưa thể phổ biến khắp đất nước như những đặc sản khác. Nhưng với khát vọng đưa đặc sản quê hương vươn khắp đất nước, anh Nguyễn Bá Ngọc đã nghĩ nghiên cứu thành công phương pháp vận chuyện mực từ lúc câu được đến khi tay khách hàng. Hãy cùng tìm quy trình vận chuyển mực nhảy đến tay khách hàng.

Giữ mực sống ngay khi vừa câu được

Bước đầu tiên và quan trọng nhất của quy trình vận chuyển mực nhảy chính là giữ mực vẫn còn sống sau khi câu. Thế nhưng cái khó ở đây là ngay cả những ngư dân lão làng vẫn phải thốt lên rằng: “Mực làm sao câu lên mà còn giữ cho sống được!”.

Quy trình vận chuyển mực nhảy

Anh Ngọc đã hợp tác với ngư dân để nuôi sống mực nhảy

Thế nhưng, anh Ngọc đã từ từ từng bước hướng dẫn giúp đỡ những người ngư dân. Mỗi đợt ngư dân đi biển, anh Ngọc đều phân 1 kỹ thuật viên hỗ trợ. Ngư dân sẽ biết cách câu mực thế nào để mực không chết.

Khi mực vừa câu lên sẽ được cho qua Hộp thông thủy. Đây là thiết bị giúp khoang thuyền có thể kết nối với nước biển. Điều này là yếu tố rất quan trọng để giữ sống mực. Ngoài ra, anh Ngọc còn trang bị cho các ngư dân máy thở oxi, hệ thống chiếu sáng… để phục vụ cho việc nuôi sống mực

Nuôi mực tại các lồng bè

Sau khi ngư dân mang mực từ biển về đất liền, mực sẽ được thu mua tại các lồng bè của công ty. Tuy nhiên lúc này, mực chưa thể vận chuyển đi xa được. Bởi vì, mực đến từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, chúng có thể xịt mực nếu nhốt chung với nhau. Do đó, phải thuần mực trước rồi mới có thể vận chuyển đi xa.

Sau khi thuần mực; các con mực có thể “chung sống hòa bình” với nhau

Bí quyết chính để có thể giữ mực sống lâu nhất là đừng để mực xịt túi đen. Nếu không nó sẽ ô nhiễm toàn bộ bể chứa. Lúc này, phải nhanh chóng thay nước mới. Nhưng nước biển có giá rất cao từ 300.000 – 400.000 đồng/m3. Do đó, việc thuần mực trước khi đi xa là điều tối quan trọng.

Quy trình vận chuyển mực nhảy đến tay khách hàng

Sau khi mực đã thuần, nhân viên của công ty sẽ ra các lồng bè để chở mực về. Xe chở mực thường là xe tải 8 tấn. Bên trong mỗi xe là một bể nước biển lớn. Bể nước được trang bị đầy đủ thiết bị và đảm bảo rất nhiều chỉ số nghiêm ngặt như độ PH, độ sáng… Bởi vì, mực nhảy rất yếu nên cần phải cẩn thận, chặt chẽ từng yếu tố nhỏ nhất.

Khi về đến Sài Gòn, mực sẽ được giao ngay đến các khách hàng mua lẻ để đảm bảo chất lượng mực tốt nhất. Còn với các nhà hàng, mực vẫn được giao đến như khách lẻ. Số lượng mực còn lại sẽ được mang về công ty và giữ sống trong 1 tuần. Sau đó sẽ tiếp tục phân phối cho các nhà hàng.

Bài toán mực nhảy ở các nhà hàng

Các nhà hàng thường chế biến hết số lượng mực sau 3-4 ngày. Do đó, họ cần phải có cách để nuôi sống mực. Ngoài ra, phương pháp này phải tiết kiệm và ít rủi ro. Vì chỉ cần một con mực chết có thể lỗ hơn 1 triệu.

IMG 4626 scaled

Xe vận chuyển mực nhảy của Mực Nhảy Biển Đông

Khi đó, anh Ngọc đã làm việc với các nhà hàng lớn; chỉ họ phương pháp nuôi sống mực. Nhờ vào việc đầu tư trang thiết bị không quá tốn và phương pháp đơn giản, nhiều nhà hàng đã chấp nhận. Hiện nay, đã có rất nhiều nhà hàng lớn như Việt Phố, Thế giới hải sản,… đang phân phối đặc sản này.

Đặc biệt, điều may mắn anh Ngọc có được là chưa gặp bài toán hàng tồn kho. Trên đây là tóm tắt quy trình vận chuyển mực nhảy từ lúc câu mực cho tới khi đến tay khách hàng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *